Bộ Tư pháp đang dự thảo Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý. Theo đó, dự thảo bổ sung chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I và sửa tiêu chuẩn chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II, III cho phù hợp tính chất công việc.
Dự thảo Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý.
Theo dự thảo, chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý gồm 3 hạng: Trợ giúp viên pháp lý hạng I, Trợ giúp viên pháp lý hạng II và Trợ giúp viên pháp lý hạng III.
Như vậy, dự thảo đã bổ sung trợ giúp viên pháp lý hạng I và kế thừa hạng II, hạng III theo Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV.
Bộ Tư pháp cho biết, trong 10 năm qua (từ khi thực hiện Thông tư số 06/2010/TT-BNV) đến nay đã có hơn 600 viên chức được bổ nhiệm và xếp vào chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp pháp lý (gần 60 trợ giúp viên pháp lý hạng II và tương đương, gần 600 trợ giúp viên pháp lý hạng III và tương đương). Thời gian tới, số lượng trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ tăng lên khi có các kỳ thi thăng hạng. Qua quá trình công tác, trợ giúp viên pháp lý hạng II sẽ tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm và sẽ đảm đương một số nhiệm vụ đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao hơn với vai trò chỉ đạo, tổ chức và một số nhiệm vụ có tính chất phức tạp hơn như: thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, tham mưu cho Trung tâm trợ giúp pháp lý kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý… Do đó, đặt ra yêu cầu xây dựng chức danh nghề nghiệp hạng I đối với trợ giúp viên pháp lý.
Cùng với việc bổ sung chức danh, dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định tiêu chuẩn chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng I. Tiêu chuẩn này được xây dựng mới theo hướng đây là hạng cao nhất trong hệ thống chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý.
Về tiêu chuẩn chức danh trợ giúp viên pháp lý hạng II và hạng III, dự thảo cơ bản kế thừa nội dung Thông tư liên tịch số 08/2016/TTLT-BTP-BNV, có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cho phù hợp với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành và tính chất công việc trợ giúp pháp lý.
Cụ thể, dự thảo bổ sung 02 tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng gồm: (1) có chứng chỉ đào tạo nghề luật sư hoặc thuộc trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư; (2) có giấy chứng nhận kết quả tập sự luật sư hoặc kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý để phù hợp với Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đã lược bỏ tiêu chuẩn về năng lực nghiên cứu khoa học và đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Nguồn : Tạp chí luật sư Việt Nam
Tin cùng chuyên mục:
Trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại tại cơ sở mới của Tập đoàn Giáo dục Spectrum Malaysia (SEG)
Trường Đại học Charisma Vương quốc Anh khu vực châu Á tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho học viên, sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia tháng 08 năm 2022
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Tín dụng bất động sản: Kiểm soát hợp lý thay vì dùng thuật ngữ “siết chặt”
5 giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản
3 trường hợp cơ quan Nhà nước hủy sổ đỏ đã cấp cho người dân
Giá thép mới nhất tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn
Vốn đổ về phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu ở thực
Người dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ hồng chung cư không?
Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam tiếp tục giảm sâu
Chi tiết các loại đất không được thế chấp ngân hàng?
Xây nhà sai bản vẽ có bị coi là xây dựng trái phép không?
Nắm rõ các điều kiện khiếu nại khi bị từ chối cấp sổ đỏ
Trường hợp nào được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất 2022?
6 loại đất được phép thế chấp vay vốn ngân hàng
Bãi bỏ khung giá đất: Chấm dứt tình trạng giá ảo, giá thật