Ngày 11/3, Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Thuận báo cáo tình hình hành nghề của ông Võ Hoàng Yên sau thông tin về quá trình hành nghề của ông này có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật.

Theo đó, trong Công văn khẩn số 193/YDCT-QLHN do ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền, ký ban hành gửi Sở Y tế Bình Thuận cho biết thời gian qua, Cục Quản lý y, dược cổ truyền đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của báo chí về trường hợp ông Võ Hoàng Yên hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Qua thông tin tiếp nhận ban đầu, chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên do Sở Y tế tỉnh Bình Thuận cấp.
Để có thông tin đầy đủ, chính xác báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế và cơ quan chức năng, Cục Quản lý y, dược cổ truyền cũng yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Thuận kiểm tra, rà soát toàn bộ thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề của ông Võ Hoàng Yên (sau khi tốt nghiệp y sĩ tại Trường trung cấp Tuệ Tĩnh (Thanh Hoá) vào tháng 7/2017, ông Võ Hoàng Yên đã thực hành tại cơ sở nào theo quy định để có đủ điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh vào năm 2018); quá trình hành nghề khám, chữa bệnh của ông Võ Hoàng yên tại tỉnh Bình Thuận và các địa phương khác.
Được biết, trong nhiều năm qua ông Võ Hoàng Yên (sinh năm 1975) được đồn thổi là “thần y”, có khả năng trị được bệnh câm, điếc, bại liệt… nên đã được nhiều người tìm đến điều trị. Những ngày gần đây, ông Võ Hoàng Yên bị tố giác lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, dàn dựng cảnh chữa bệnh nan y nhằm đánh bóng hình ảnh, gây chú ý cho dư luận.
Ngày 10/3, Sở Y tế Bình Thuận đã kiểm tra 02 cơ sở mà ông Võ Hoàng Yên đã từng về công tác khám chữa bệnh sau vụ “lùm xùm” ông Yên bị tố cáo lừa đảo.
Trước đó, tháng 12/2020, Cục Quản lý y, dược cổ truyền cũng đã có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước lĩnh vực y, dược cổ truyền và nêu rõ: Trong thời gian qua, Cục Quản lý y, dược cổ truyền tiếp nhận nhiều phản ánh của các cơ quan truyền thông, báo chí về các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, kinh doanh dược cổ truyền và quảng cáo sai sự thật về khám chữa bệnh y học cổ truyền trên nền tảng Youtube, facebook tại các địa phương.
Bộ Y tế sẽ rà soát tổng thể các vấn đề về cấp phép, hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền; còn với người đã được cấp rồi, phải bổ sung, cập nhật chuyên môn; quá trình hành nghề nếu có sai thì do cơ sở địa phương quản lý chịu trách nhiệm. Bộ Y tế sẽ cùng địa phương làm mạnh để quản lý hành nghề y học cổ truyền.
Nguồn : Tạp chí luật sư Việt Nam
Tin cùng chuyên mục:
Trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại tại cơ sở mới của Tập đoàn Giáo dục Spectrum Malaysia (SEG)
Trường Đại học Charisma Vương quốc Anh khu vực châu Á tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho học viên, sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia tháng 08 năm 2022
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Tín dụng bất động sản: Kiểm soát hợp lý thay vì dùng thuật ngữ “siết chặt”
5 giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản
3 trường hợp cơ quan Nhà nước hủy sổ đỏ đã cấp cho người dân
Giá thép mới nhất tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn
Vốn đổ về phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu ở thực
Người dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ hồng chung cư không?
Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam tiếp tục giảm sâu
Chi tiết các loại đất không được thế chấp ngân hàng?
Xây nhà sai bản vẽ có bị coi là xây dựng trái phép không?
Nắm rõ các điều kiện khiếu nại khi bị từ chối cấp sổ đỏ
Trường hợp nào được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất 2022?
6 loại đất được phép thế chấp vay vốn ngân hàng
Bãi bỏ khung giá đất: Chấm dứt tình trạng giá ảo, giá thật