
t, triển khai 43 đề tài quốc gia với 4 nội dung (ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên và môi trường; nghiên cứu cơ sở khoa học đối với những vấn đề có tính tổng hợp, liên ngành và liên vùng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường; lựa chọn và hỗ trợ chuyển giao các kết quả nghiên cứu đã được nghiệm thu thuộc Chương trình giai đoạn 2011-2015).
Đến nay, chương trình đã tổ chức đánh giá nghiệm thu cấp quốc gia cho 30 đề tài và đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở cho 9 đề tài, trong đó 4 đề tài được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp quốc gia đánh giá xếp loại xuất sắc. Đặc biệt, chương trình đã huy động được đông đảo các nhà khoa học trình độ cao tham gia nghiên cứu. Sau 5 năm thực hiện chương trình đã hoàn thành mục tiêu và nội dung đề ra.
Cụ thể, về ứng phó với biến đổi khí hậu, đã xây dựng, phát triển hệ thống giám sát biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp; giải quyết các vấn đề liên quan đến xâm nhập mặn; đưa ra được các giải pháp công nghệ về giống, cây trồng, công nghệ canh tác trong điều chỉnh kỹ thuật mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu…
Về lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường, đã đưa ra các phương pháp luận trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý biến động tài nguyên và quản lý giám sát biến động sử dụng đất, đã xây dựng được các bản đồ quản lý tài nguyên đất; đánh giá tổng quan an ninh nguồn nước; lượng giá và quy trình kết chuyển các giá trị tài nguyên vào môi trường hoạch toán tài khoản quốc gia; đánh giá hoạt động tân kiến tạo đối với sự biến đổi dòng chính các lưu vực sông và xây dựng được các bản đồ có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, các đề tài nghiên cứu của chương trình có khả năng thực tiễn cao, có thể ứng dụng để bảo vệ môi trường. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, vì vậy Chương trình góp phần thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, chương trình cũng đã đóng góp cho việc xây dựng, dư thảo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 mới được thông qua.
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết vấn đề biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang đứng trước những thách thức lớn và diễn biến quá nhanh, khó lý giải, do đó cần thiết phải đẩy mạnh hành động. Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, chìa khóa để giải quyết những vấn đề này chính là khoa học công nghệ, vì vậy trong thời gian tới, tiếp tục tư duy, hoàn thiện “những đứa con tinh thần” để đưa nghiên cứu khoa học áp dụng vào thực tiễn, chuyển hóa thành năng lực quản lý để có thể tác động góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế tài nguyên, môi trường và kinh tế xã hội.
(Theo: chinhphu.vn)
Tin cùng chuyên mục:
Trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại tại cơ sở mới của Tập đoàn Giáo dục Spectrum Malaysia (SEG)
Trường Đại học Charisma Vương quốc Anh khu vực châu Á tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho học viên, sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia tháng 08 năm 2022
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Tín dụng bất động sản: Kiểm soát hợp lý thay vì dùng thuật ngữ “siết chặt”
5 giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản
3 trường hợp cơ quan Nhà nước hủy sổ đỏ đã cấp cho người dân
Giá thép mới nhất tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn
Vốn đổ về phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu ở thực
Người dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ hồng chung cư không?
Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam tiếp tục giảm sâu
Chi tiết các loại đất không được thế chấp ngân hàng?
Xây nhà sai bản vẽ có bị coi là xây dựng trái phép không?
Nắm rõ các điều kiện khiếu nại khi bị từ chối cấp sổ đỏ
Trường hợp nào được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất 2022?
6 loại đất được phép thế chấp vay vốn ngân hàng
Bãi bỏ khung giá đất: Chấm dứt tình trạng giá ảo, giá thật