TP. Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế-tài chính-dịch vụ hàng đầu trong nước và khu vực, do đó việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế là xu thế tất yếu.

Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về đề xuất xây dựng Đề án trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP.
Theo đó, việc đề xuất này của UBND xuất phát từ việc TP. hội đủ các yếu tố để hình thành một trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Trước hết, TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế năng động nhất cả nước, thị trường tài chính đã có những bước phát triển ổn định, vững chắc, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô, nâng cao niềm tin của nhà đầu tư; mật độ tập trung của các định chế tài chính tại TP. hiện vào loại cao nhất so với cả nước…
Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh chỉ cách khoảng 3 giờ bay với các nền kinh tế năng động của châu Á như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc… và xa hơn nữa là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Cũng theo UBND TP. Hồ Chí Minh, việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là xu thế tất yếu của kinh tế hiện đại, mà còn là biểu hiện của một quốc gia năng động, phát triển và hội nhập. Trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần quan trọng trong việc nâng tầm quốc gia lên một vị thế mới trong bản đồ các trung tâm tài chính phát triển của thế giới.
Mặt khác, đề xuất xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh đều đã nhận được sự ủng hộ của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, theo đó xác định TP. như một đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế-tài chính-dịch vụ hàng đầu trong nước và khu vực.
Trên cơ sở đó, UBND TP. kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương để TP. xây dựng Đề án trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Theo UBND, nếu được Thủ tướng phê duyệt, định hướng mục tiêu phát triển trung tâm tài chính thì trong ngắn hạn sẽ hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia, với các hoạt động đa dạng và tiềm năng tiếp nhận thêm nhiều hàng hóa, phát triển các loại thị trường tài chính, dịch vụ hỗ trợ theo chuẩn mực quốc tế.
Trong trung hạn sẽ định hướng phát triển thành trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực, có quy mô tập trung lớn.
Trong dài hạn, kỳ vọng với nền tảng thị trường tài chính cấp quốc gia cùng với các chính sách, quy định pháp luật mang tính đặc thù, cạnh tranh so với các trung tâm tài chính khác, TP. Hồ Chí Minh sẽ thu hút được nhiều nguồn cung-cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh; thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu không chỉ trong nước mà cả khu vực và toàn cầu.
Nguồn: Tạp chí Luật sư Việt Nam
Tin cùng chuyên mục:
Trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại tại cơ sở mới của Tập đoàn Giáo dục Spectrum Malaysia (SEG)
Trường Đại học Charisma Vương quốc Anh khu vực châu Á tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho học viên, sinh viên tốt nghiệp tại Malaysia tháng 08 năm 2022
Doanh nghiệp thép, xi măng gồng mình trong cơn bão giá nguyên, nhiên liệu
Tín dụng bất động sản: Kiểm soát hợp lý thay vì dùng thuật ngữ “siết chặt”
5 giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản
3 trường hợp cơ quan Nhà nước hủy sổ đỏ đã cấp cho người dân
Giá thép mới nhất tiếp tục giảm thêm 410.000 đồng/tấn
Vốn đổ về phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu ở thực
Người dưới 18 tuổi có được đứng tên sổ hồng chung cư không?
Giá thép cuộn cán nóng tại Việt Nam tiếp tục giảm sâu
Chi tiết các loại đất không được thế chấp ngân hàng?
Xây nhà sai bản vẽ có bị coi là xây dựng trái phép không?
Nắm rõ các điều kiện khiếu nại khi bị từ chối cấp sổ đỏ
Trường hợp nào được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất 2022?
6 loại đất được phép thế chấp vay vốn ngân hàng
Bãi bỏ khung giá đất: Chấm dứt tình trạng giá ảo, giá thật